SO SÁNH HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG TRUYỀN THỐNG

17/04/2020

        Hiện nay, “Thời đại 4.0” đang là cụm từ được nhắc đến và bao phủ rộng khắp mọi lĩnh vực, các phương tiện truyền thông như tivi, báo chí, mạng xã hội… Bắt kịp với xu thế chung, các cá nhân và Doanh nghiệp  đã bắt đầu là quen, thực hiện việc ký kết các hợp đồng bằng Hợp đồng điện tử thay thế cho Hợp đồng truyền thống (Hợp đồng giấy).

        Nhưng không ít người thắc mắc 2 loại Hợp đồng này giống và khác nhau như thế nào về tính chất, đặc điểm, giá trị pháp lý có tương đương nhau không? Bài viết dưới đây sẽ tiến hành so sánh các tiêu chí khác nhau để làm rõ thắc mắc này của độc giả.

TIÊU CHÍ

HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ

HỢP ĐỒNG TRUYỀN THỐNG (HỢP ĐỒNG GIẤY)

Căn cứ pháp lý

  • Luật Giao dịch điện tử 2005
  • Luật Thương mại 2005
  • Luật mẫu Thương mại điện tử của UNCITRAL (năm 1996)
  • Nghị định 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Thương mại 2005

 

 

 

Phương thức giao kết

  • Giao dịch bằng phương tiện điện tử hay còn được gọi là giao dịch bằng văn bản.
  • Được ký bằng chữ ký điện tử để thể hiện việc giao kết.

 

 

 

 

  • Hợp đồng truyền thống có các phương thức giao kết sau:
  • Bằng văn bản
  • Bằng lời nói
  • Bằng hành động
  • Các hình thức khác do hai bên thỏa thuận
  • Và dù giao kết bằng phương thức nào thì hợp đồng đều được ký bằng chữ ký tay để thể hiện việc giao kết.

Phạm vi áp dụng

Chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực cụ thể mà không áp dụng đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.

Áp dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, mọi ngành, mọi lĩnh vực….

 

 

Nội dung của hợp đồng

Ngoài các nội dung như Hợp đồng truyền thống, các bên giao kết hợp đồng điện tử có thể thỏa thuận về:

  • Yêu cầu kỹ thuật;
  • Chứng thực chữ ký điện tử;
  • Các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật.

 

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Chủ thể tham gia vào giao kết

Bao gồm: Bên bán, Bên mua và bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử- đó là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Bên thứ ba này không tham gia vào quá trình đàm phán, giao kết hay thực hiện hợp đồng điện tử. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Bao gồm: Bên bán và Bên mua

 

 

 

 

 

 

Trên đây là chia sẻ của MEGABIZ về những điểm khác biệt khi So sánh hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống. Nếu còn những vướng mắc về hợp đồng điện tử hoặc các vấn đề liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp một cách nhanh chóng.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MEGABIZ VIỆT NAM

VPGD: Tầng 15, Tòa B - Vinaconex 1, ngõ 298A Khuất Duy Tiến, phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Hotline tư vấn miễn phí: 0384.103.288 / 0964.246.266

Hotline Support: 0888.046.488 / 0384.392.988

Email: support@vinvoice.vn

Website: vinvoice.vn